Khai mạc Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội |
Gặp mặt đại biểu nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, văn nghệ sĩ Hà Nội |
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình". Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, thành phố Hà Nội, các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Mở đầu buổi lễ, Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hà Nội do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu thực hiện nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn đối với đất nước và Thủ đô. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Lễ chào cờ trang trọng được tổ chức với khoảng 10.000 người tham dự, tái hiện lại buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954, sau khi Thủ đô được giải phóng. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Phân đoạn “Cảm xúc tháng Mười”, tái hiện khoảng thời gian 9 năm kháng chiến gian khổ đã kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Chiến thắng ấy là minh chứng cho tinh thần độc lập và khát vọng tự do cháy bỏng của toàn dân tộc. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Hình ảnh Thị trưởng Hà Nội, bác sĩ Trần Duy Hưng trên xe dẫn đầu Đoàn quân Giải phóng tiến vào Hà Nội ngày 10/10/1954 trong sự hân hoan, chào đón của người dân Thủ đô. (Ảnh: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị) |
Điểm nhấn của chương trình được nhiều người mong đợi nhất là hoạt cảnh tái hiện lại ký ức lịch sử 70 năm trước, ngày Đoàn quân giải phóng tiến vào tiếp quản thủ đô trong sự hân hoan của hàng vạn nhân dân Hà Nội. (Ảnh: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị) |
Màn thực cảnh tái hiện "Ngày về chiến thắng", các đoàn quân đi qua các cửa ô tiến vào Hà Nội. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Phân đoạn “Khí phách Hà Nội” thể hiện khí chất, sự sáng tạo của của người Hà Nội trong công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Ngày hội được nối tiếp với các phần diễu hành, giới thiệu nghệ thuật dân gian như múa cổ “Giảo long”, múa bồng, nghệ thuật “Chèo tàu tổng gối”; trình diễn và giới thiệu nghệ thuật múa rối, hát xẩm; giới thiệu di sản Nghi thức và trò chơi kéo co được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; giới thiệu và trình diễn chiêng Mường... (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Màn giới thiệu tín ngưỡng “Thờ mẫu Việt Nam” với những diễn xướng vô cùng độc đáo. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Ngày hội có sự tham gia của các đại biểu quốc tế, đại diện các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. (Ảnh: Đài Truyền hình Hà Nội) |
Nhiều người dân mặc áo dài, cầm cờ hoa và chia sẻ niềm xúc động, tự hào khi được chứng kiến sự tái hiện lại những mốc son lịch sử của Thủ đô trong ngày hội. (Ảnh: Hà Nội Mới) |
Đông đảo các em học sinh cũng đã tham dự ngày hội. Chị Mai Thị Liên (ở phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) đưa hai con trai đi cùng để con thêm tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến. (Ảnh: Báo Hà Nội Mới) |
Chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” khép lại với ca khúc "Xin chào Hà Nội của tương lai" do các em học sinh biểu diễn. Sau tiếp mục, các đồng chí lãnh đạo Trung ương, Thành phố Hà Nội chụp ảnh lưu niệm cùng bạn bè quốc tế, nhân dân Thủ đô để lan tỏa thông điệp vì hòa bình. (Ảnh: Báo Hà Nội Mới) |
Hà Nội tri ân những người đã làm nên chiến thắng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội luôn tự hào và biết ơn những người con ưu tú của Thủ đô đã không quản gian khổ hy sinh, chiến đấu và trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô. |
Đường Âu Cơ - Nghi Tàm chính thức có diện mạo mới Tuyến đường Âu Cơ - Nghi Tàm có chiều dài khoảng 3,7km từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân, mặt cắt ngang từ 26,5 - 31m, với quy mô từ 4-6 làn xe. |
Nguồn bài viết : WM Trực Tuyến